Note: Use case diagram

1 minute read

Tài liệu

  • https://thinhnotes.com/chuyen-nghe-ba/use-case-diagram-va-5-sai-lam-thuong-gap/

Use-case diagram

Nên vẽ sao cho khách hàng nhìn dễ hiểu nhất có thể. Các use-case không được chung chung, phải cụ thể

Thành phần

  1. Actor Đặt tên bằng danh từ

  2. Use-case Tên rõ ràng, rành mạch: Verb + Noun

  3. Relationship

  4. System Boundary

Relationship

Include

Thể hiện quan hệ bắt buộc phải có

Ký hiệu: nét đứt và « include » trên đường nối

    A --------> B (A include B)

Use case A include use case B, C, … ý nghĩa là để xảy ra A thì trước đó các use case B, C, … phải đạt được

Ví dụ: Để post bài trên facebook (A) thì cần đăng nhập (B) và soạn thảo nội dung (C).

Chỉ nên tách use-case nhỏ ra bằng include nếu nó quá phức tạp và những use-case tách ra đó có thể được sử dụng ở các Use-case khác ở sau này.

Extend

Thể hiện mối quan hệ mở rộng (không bắt buộc).

Ký hiệu: nét đứt và « extend », ngoài ra còn có một note (optional) cho biết điều kiện xảy ra gọi là Extension point

Ví dụ: Người dùng muốn xem hướng dẫn sử dụng app ở màn hình chính thì bấm vào button help, vậy điều kiện là bấm vào button help, xảy ra khi người dùng muốn xem hướng dẫn. (Màn hình chính) <— « extend » —– (Hướng dẫn sử dụng)

Generalization

Thể hiện quan hệ cha con giữa các use-case hoặc actor với nhau

Ký hiệu: đường liền mũi tên tam giác trắng

Old Customer -ᐅ Customer

Ví dụ: người dùng sử dụng app đặt hàng, có thể đặt qua phone hoặc web, chúng đều là con của đặt hàng.

Tags:

Categories:

Updated: